Vải polyamide, còn được gọi là vải nylon, là một loại vật liệu nhân tạo giống như vải polyester, có nguồn gốc từ dầu mỏ và được tạo ra từ quá trình polymer hóa gốc rượu amide. Vải polyamide có giá cao hơn so với vải polyester từ 1.3-1.5 lần do năng lượng cần thiết để tạo ra sợi đầu vào của polyamide gấp đôi so với polyester.

Polyamide có độ bền cao hơn nhờ được hoàn thiện tốt hơn.Tuy nhiên, polyamide là loại vật liệu chịu nhiệt kém, nhuộm ở nhiệt độ thấp nên độ bền màu không cao như polyester. Polyamide có khả năng hấp thụ độ ẩm rất tốt và độ hoàn thiện cao, nên thích hợp cho các trang phục thể thao cao cấp như đồ golf, yoga, và ứng dụng cho các sản phẩm mùa hè mát lạnh.

Truyền thống

Polyester là loại vật liệu tổng hợp từ than đá, dầu mỏ và không khí, về bản chất là một loại nhựa. Các sợi vải của chúng được tạo thành qua quá trình hóa học trùng hợp.

Với độ bền cao và giá cả phải chăng, vải polyester được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thể thao, đồng phục và áo khoác… Ngày nay, polyester được kết hợp với các vật liệu khác như cotton, nylon, viscose để tăng cường độ bền và tính năng. Polyester còn có nhiều phiên bản cải tiến như sợi FD (full dull) giảm độ bóng, sợi rỗng (Cross Section) thấm hút nhanh, và sợi co giãn (HS - High Stretch).

Tái chế

Polyester tái chế, còn được gọi là rPET, được tạo ra bằng cách nung chảy nhựa đã qua sử dụng và kéo sợi lại thành sợi polyester mới.

Có 02 loại Polyester tái chế: Pre-consumer Recycled (trước khi đến tay người tiêu dùng, thường được sử dụng lại lượng dư tồn trong quá trình sản xuất) và Post-Consumer Recycled (sau khi đến tay người tiêu dùng, thường đến từ nguồn thu gom chai nhựa, vải sau khi sử dụng). Ngoài ra, từ nguồn gốc tái chế có thể phân thành 02 loại: Pet bottle recycle (Tái chế từ chai nhựa) và Chemical recycle (Tái chế từ vải/ quần áo).

Repeet® là thương hiệu tái chế của chúng tôi, được tạo ra những vật liệu bền vững và hàng may mặc sử dụng sợi tái chế polyester từ vỏ chai PET đã qua sử dụng tại Việt Nam.

Repreve® là thương hiệu tái chế từ công ty Unifi của Mỹ được tạo ra những vật liệu bền vững và hàng may mặc sử dụng sợi tái chế polyester từ vỏ chai PET.

RENU® là thương hiệu tái chế từ tập đoàn ITOCHU của Nhật sử dụng quần áo phế thải, mảnh vụn, và các vật liệu polyester phế thải khác làm nguyên liệu ban đầu, thông qua quy trình tái chế hóa học kỹ lưỡng.

Cotton là vật liệu được tạo ra từ quả bông mịn. Cây bông được trồng rộng rãi ở nhiều trang trại trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ai Cập, Châu Phi, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ.
Cotton là chất liệu tự nhiên, mang đến cảm giác mềm mại và thoải mái với ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, cotton cũng có nhược điểm là khô chậm nên dễ lưu lại mùi mồ hôi, nhuộm ở nhiệt độ thấp nên độ bền màu kém, dễ nhăn nhàu và độ bền tổng thể thấp. Do đó, cotton thường được sử dụng trong thời trang thiết yếu và quần jeans với các hiệu ứng wash khác nhau.
Ngày nay, việc kết hợp cotton với các sợi nhân tạo như Elasterell-P giúp tận dụng các ưu điểm vốn có của sợi tự nhiên, đồng thời cải thiện độ bền của vải. Sự kết hợp này mang lại nhiều tính năng vượt trội như co giãn, khô nhanh, kiểm soát mùi và hạn chế nhăn nhàu.

BETTER COTTON INITATIVE

BCI Cotton (Better Cotton Initiative) là loại bông được sản xuất theo các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường. Bằng cách đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, BCI giúp nông dân tăng năng suất và chất lượng bông, đồng thời giảm khí thải gây biến đổi khí hậu.

Sản xuất bông thường đòi hỏi nhiều phân bón hóa học và lượng nước lớn, gây áp lực lên môi trường và xã hội. Do đó, BCI Cotton được coi là vật liệu bền vững, mặc dù không có chất lượng cao như Supima Cotton, Pima Cotton hay Ice Cotton.

SUPIMA COTTON

Supima cotton là một loại bông cao cấp được trồng tại Mỹ. Nó chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng bông trên thế giới. Điều làm cho Supima khác biệt so với các loại bông khác là sợi dài đặc biệt, mang lại cho bông những đặc tính vượt trội: độ bền, độ mềm mại và khả năng giữ màu.

Bông Supima được trồng bằng công nghệ và quy trình hiện đại nhất. Từ việc sử dụng định vị GPS trên máy kéo để trồng và thu hoạch bông, đến công nghệ vệ tinh và thiết bị theo dõi đất, các nông dân trồng Supima đảm bảo họ đang trồng loại bông chất lượng tốt nhất thế giới với tác động môi trường ít nhất có thể.

Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ bông Supima có giá thành khá cao và thường được định vị trong phân khúc cao cấp của thị trường.

ICE COTTON

Ice-Cotton hay Silket cotton là loại cotton được xử lý bằng quy trình mercerisation.

Mục tiêu của mercerisation là làm phồng sợi cotton, tăng độ bóng, độ bền kéo (cũng như giữ được độ bền kéo sau khi hoàn thiện dễ chăm sóc), ổn định kích thước và cải thiện khả năng nhuộm (về độ đồng đều và hiệu suất màu), đồng thời giúp vải có cảm giác mát lạnh.

Ice-Cotton được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang và các sản phẩm cao cấp do giá thành khá cao.

ORGANIC COTTON

Bông hữu cơ là loại bông bền vững được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân bón nhân tạo và các hóa chất độc hại khác. Theo luật, cây bông hữu cơ không thể được trồng từ hạt giống biến đổi gen và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về cách trồng để được chứng nhận hữu cơ.

Tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giám sát việc chứng nhận hữu cơ. Các chứng nhận từ bên thứ ba khác bao gồm quá trình biến sợi hữu cơ thành dệt may hữu cơ. Nổi bật trong số này là Oeko-Tex Standard 100 và Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (GOTS).

Tuy nhiên, nhãn “hữu cơ” có thể chưa đủ xa. Khi các sản phẩm được đề cập là vải bông hữu cơ, điều đó thường chỉ đề cập đến cách bông được trồng. Sản phẩm của bạn vẫn có thể bị xử lý bằng các hóa chất độc hại như thuốc tẩy và formaldehyde hoặc nhuộm bằng mực độc hại chứa kim loại nặng. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra chứng nhận Oeko-Tex và GOTS là rất quan trọng.